Thời điểm và thời gian khám phụ khoa hợp lý

Khi nào nên đi khám phụ khoa và khám phụ khoa có mất nhiều thời gian không là vấn đề được rất nhiều nữ giới quan tâm hiện nay. Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi đã thực hiện cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Thị Thoàn, Bác sĩ sản phụ khoa phòng khám đa khoa Thái Hà để cung cấp cho cho chị em phụ nữ những thông tin hữu ích.

Khi nào nên đi khám phụ khoa?

Khám phụ khoa là một việc làm cần thiết của nữ giới. Không phải chỉ khi có dấu hiệu bất thường như đau dữ dội, ngứa dữ dội, rát dữ dội chị em mới đi khám phụ khoa bởi khi đó bệnh đã ở giai đoạn nặng, vi khuẩn có thể ăn nhập sâu vào các bộ phận sinh dục.

Những thời điểm nên đi khám phụ khoa

Một số thời điểm nữ giới nên sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ để được khám phụ khoa, sớm phát hiện bệnh lý bất thường như:

  • Nữ giới chuẩn bị kết hôn: Để có được cuộc sống tình dục viên mãn, tránh lây nhiễm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh xã hội cho bạn tình thì việc đi khám phụ khoa rất quan trọng. Bác sĩ sẽ phát hiện và điều trị bệnh sớm.

  • Có kế hoạch mang thai: Bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai hoặc sự phát triển của thai nhi. Do đó nếu muốn con sinh ra được khỏe mạnh, chị em nên đi khám để nhận được lời khuyên của bác sĩ.

  • Khám phụ khoa định kỳ: Ít nhất 6 tháng 1 lần chị em nên tới gặp bác sĩ phụ khoa.Việc khám, siêu âm, làm xét nghiệm là cách nhanh chóng phát hiện ra khối u bất thường, vi-rút vi khuẩn xâm nhập.

  • Khi có quan hệ tình dục không an toàn: Nhiều nữ giới có quan hệ tình dục không an toàn, nhất là với đối tượng lạ hãy thận trọng bằng cách đi khám phụ khoa để kịp thời xử lý trong tình huống bị lây nhiễm bệnh.

  • Khi có dấu hiệu lạ: Đây là tình huống bắt buộc, nữ giới không nên chần chừ thêm sẽ gây nguy hiểm. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Thoàn (BS Phụ khoa PKĐK Thái Hà) đến 70% nữ giới đều là gặp triệu chứng lạ mới đi khám.

 

 

Những dấu hiệu bất thường của bệnh phụ khoa

Có dấu hiệu bất thường đi khám đã là một việc chậm trễ, tuy nhiên có những người dù gặp dấu hiệu bất thường cũng không chịu tới cơ sở y tế chuyên khoa mà tự chữa bằng cách người khác mách bảo dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu sau:

  • Khí hư có màu sắc, mùi, trạng thái lạ như: màu vàng, xanh, nâu với mùi hôi tanh; khí hư đặc dính hoặc lợn cợn như bã đậu.

  • Đau bụng dưới âm ỉ, liên tục. Những ngày hành kinh có hiện tượng đau dữ dội.

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, có khi đến quá sớm, khi đến quá muộn, có thể vô kinh trên 6 tháng.

  • Xuất hiện mụn ở vùng kín như: mụn nước, nốt sùi, vết lở loét kèm chảy mủ hôi tanh.

  • Đau rát khi quan hệ tình dục, có thể chảy máu âm đạo khi quan hệ.

Tại sao cần đi khám phụ khoa?

Bệnh phụ khoa thường không nguy hiểm đến tính mạng, do đó chị em thường chần chừ, kéo dài chuyện khám chữa. Tuy nhiên, chính điều đó đã mang đến cho chị em nhiều hệ lụy không mong muốn.

Những dấu hiệu bệnh phụ khoa thường sẽ khiến chị em luôn cảm thấy khó chịu, vùng kín ẩm ướt, ngứa ngáy, vùng kín hôi,... khiến chị em mất tự tin trong giao tiếp.

Bệnh phụ khoa khiến chị em mất đi ham muốn trong chuyện quan hệ tình dục hoặc không thoải mái, ngại ngùng trước bạn tình. Chính vì thế chị em khó đạt cực khoái, âm đạo khô khiến quan hệ càng đau rát.

Các bệnh phụ khoa đặc biệt là viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng,... sẽ ngăn cản tinh trùng gặp trứng hoặc ngăn trứng di chuyển tới gặp tinh trùng khiến khả năng thụ thai giảm sút nghiêm trọng. Đặc biệt nếu dị tật tử cung, u xơ tử cung sẽ dễ dẫn đến sảy thai, thai bị dị tật.

Để tránh được những điều không mong muốn ở trên, việc đi khám phụ khoa là rất quan trọng. Bác sĩ có thể phát hiện bất thường và có xử lý kịp thời trong trường hợp mắc bệnh.

Khám phụ khoa và những điều cần lưu ý

Nhiều nữ giới thường lo lắng khi đi khám phụ khoa do chưa nắm rõ quy trình hoặc những điều nên chuẩn bị trước. Do đó, nữ giới nên tham khảo một số vấn đề để chủ động hơn khi đi khám phụ khoa.

Quy trình khám phụ khoa

Quy trình khám phụ khoa trải qua một số bước cơ bản:

  • Bước 1: Bác sĩ hỏi bệnh nhân những thông tin cần thiết như dấu hiệu bệnh, bệnh sử.

  • Bước 2: Bác sĩ thực hiện khám lâm sàng bộ phận sinh dục ngoài (âm hộ, môi lớn, môi nhỏ, hậu môn,...)

  • Bước 3: Bác sĩ sử dụng kẹp mỏ vịt để khám bộ phận sinh dục trong (âm đạo, cổ tử cung).

  • Bước 4: Bác sĩ chỉ định xét nghiệm (máu, nước tiểu, dịch âm đạo,...) và siêu âm.

  • Bước 5: Bác sĩ đọc kết quả xét nghiệm, siêu âm và kết luận tình trạng bệnh, tư vấn phương pháp điều trị.

  • Bước 6: Thực hiện điều trị theo phác đồ đã đề ra khi bệnh nhân đồng ý.

Lưu ý khi khám phụ khoa

Để được khám nhanh chóng, khám chính xác, nữ giới cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hiện nay, phòng khám đa khoa Thái Hà đã áp dụng hình thức tư vấn và đặt lịch online trong việc đặt lịch, giúp bệnh nhân tiết kiệm được thời gian và chi phí. Do đó, chị em nên gọi điện tới đặt lịch trước với bác sĩ.

  • Không cầu kỳ quá trong trang phục, hãy mặc trang phục đơn giản, rộng rãi để thực hiện việc khám nhanh chóng như váy, quần rộng.

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước sạch, không sử dụng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh để tránh sai số trong xét nghiệm.

  • Uống nhiều nước để việc siêu âm dễ dàng, bác sĩ dễ quan sát hơn.

 

Nếu bạn đang muốn đi khám phụ khoa hoặc cần tư vấn về việc điều trị bệnh phụ khoa, bạn có thể liên hệ tới bác sĩ tư vấn phòng khám đa khoa Thái Hà để được tư vấn, đặt lịch khám nhanh chóng theo số điện thoại: 0366.744.499.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ

11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Bác sĩ tư vấn
  • Phòng khám đa khoa Thái Hà
  • Địa chỉ: Số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 0976.533.880
  • Thời gian tư vấn & đặt lịch: 6h-23h hàng ngày
  • Thời gian khám chữa: 8h-20h hàng ngày
Chat với bác sĩ tư vấn
Đánh giá: 
Thời điểm và thời gian khám phụ khoa hợp lý
Điểm trung bình: 7.6 / 10 ( 14 lượt đánh giá )